Bốn năm phấn hồng - Chương 67 - 68

67.
Họ thi nghiên cứu sinh

Học
kì hai của năm thứ ba đã đến, dường như tất cả mọi người đều có vẻ bận rộn hẳn
lên. Các cán bộ lớp có thay đổi lớn. Lí do là vì một bộ phận cán bộ trước đây
phải thi nghiên cứu sinh.

 Thi
nghiên cứu sinh. Tôi nghĩ bốn chữ này vốn luôn là mục tiêu, ước mơ của hết thảy
những sinh viên khi vừa mới nhập học. Chỉ có điều, cùng với sự thay đổi của thời
gian, đối với một số người mà nói thời gian ở lại trường càng lâu thì bốn chữ
đó càng trở nên xa vời và mờ ảo.

 Tôi
cũng là một trong số những người đang hoang mang. Tôi không phải là một sinh
viên giỏi. Rất ít khi tôi đến lớp, có đến thì cũng luôn luôn đến muộn. Mấy năm
học đại học thì chỉ có năm thứ nhất là tôi lên phòng tự học được ba lần. Bởi vì
trong tiểu thuyết việc tự học được viết rất hay, và biết đâu lại có những cuộc
gặp gỡ tình cờ lãng mạn. Sau ba lần đó tôi nhận ra rằng, đâu có chuyện tiểu
thuyết bắt nguồn từ cuộc sống mà lại có giá trị cao hơn cả cuộc sống. Chính
thái độ sáng tác vô trách nhiệm trong những tiểu thuyết học đường ấy đã dẫn dắt
sai lầm một số lượng lớn các cô cậu sinh viên ngây ngô mới chân ướt chân ráo bước
vào đại học. Những người đã trải qua việc tự học đều biết về cơ bản, tính khả
thi của việc gặp gỡ ai đó trong phòng tự học không thể bằng trong nhà ăn được.
Theo tôi phân tích thì lí do là như sau, thông thường việc tự học trong thời
gian dài cơ bản là có hai loại. Một loại cảm thấy thực sự vô vị đến sốt ruột,
điều kiện của bản thân quá thấp muốn lấy việc tự học để loại bỏ sự cô đơn; một
loại khác có hoài bão, chí lớn, thấu hiểu một cách sâu sắc việc đọc sách không
chỉ trau dồi thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn giúp rèn luyện ý chí của bản
thân. Những người có tầm nhìn rộng, những người luôn có vẻ ngoài xuất chúng,
nhưng trong trường học thì những người này lại luôn bị coi là những kẻ dị thường
khó lường nhất.

 Khi
vừa mới bước vào đại học, vì không hài lòng với kết quả thi của mình, nên cho
dù nguyên nhân bắt nguồn từ đâu thì trường đại học mà tôi sẽ vào còn kém xa mục
tiêu của tôi. Thế nên thi nghiên cứu sinh là mục tiêu cuối cùng trong suốt bốn
năm đại học của tôi. Thật không may là tôi lại rơi vào trường đại học này. Vô số
các sinh viên giống như tôi và bạn, cũng có một ngày phát hiện ra rằng mình bắt
đầu trốn học, có một ngày phát hiện ra rằng dường như mình không thể học bất cứ
điều gì trên giảng đường đại học. Vậy mà đến kì thi cũng chẳng hề có áp lực nào
vì bài thi trên thực tế rất đơn giản. Thế là quen ngủ đến chín, mười giờ, quen
với việc mỗi ngày chỉ lên lớp hai tiết, quen với việc chưa thi thì chưa đọc
sách. Tiếng Anh thì mỗi năm học lại kém đi, điểm số bốn năm học thì cứ năm này
kém hơn năm trước, trải qua bốn năm đại học nhưng càng ngày càng cảm thấy vô vọng.
Cũng có đôi lúc chúng tôi nhận thức được điều này, nhận thức thấy sự sa đoạ,
chán chường uể oải của bản thân nhưng chính chúng tôi cũng không nhớ ra là mình
lạc đường từ bao giờ và từ ngã rẽ nào. Có lẽ bắt đầu từ mấy lần đi chơi thâu
đêm, mà cũng có thể là do mấy cô nàng xinh xắn hay mấy anh chàng đẹp trai dụ dỗ.
Chúng tôi đang đứng tại điểm chuyển tiếp giữa trường học và xã hội, nhìn bốn
phía đều cảm thấy mù mờ. Sau sự ngỡ ngàng đó thì đã có một bộ phận sinh viên
nhanh chóng tỉnh ngộ và hối cải, không chút do dự quyết định thi nghiên cứu
sinh. Còn một số khác thì vẫn cố giư ccái sai chứ không chịu tỉnh ngộ, đã sai
thì cho sai luôn.

 Cho
nên năm thứ ba đại học đã trở thành một ranh giới mong manh. Chìm đắm mãi mãi
hoặc nhanh chóng tỉnh ngộ.

 Một
buổi tối của học kì hai năm thứ ba, trước lúc đi ngủ, mọi người lại bàn về chuyện
thi nghiên cứu sinh.

 Tô
Tiêu nói: "Không thi nghiên cứu sinh thì làm được gì?"

 Trần
Thuỷ thì nói: "Tớ nhất định phải thi nghiên cứu sinh, thi không đỗ thì chết".

Trịnh
Thuấn Ngôn bảo rằng: "Mình chưa bao giờ từ bỏ ý định thi nghiên cứu
sinh".

 Ba
người bọn họ thảo luận rất tỉ mỉ, cụ thể về chuyện thi nghiên cứu sinh, họ bàn
luận vô cùng sôi nổi khiến cho tôi có cảm giác rằng chỉ có họ mới háo hức như
thế, còn tôi thì dường như chẳng mảy may để ý.

 Bọn
họ thảo luận rất lâu rồi mới nhận ra rằng từ đầu tới giờ tôi chưa nói một lời
nào.

Trịnh
Thuấn Ngôn hỏi: "Phấn Hàn, cậu thì thế nào?"

"Tớ
ư?" Tôi như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ và nói rất bình thản: "Không
thi." Tiếng nói yếu ớt nhưng kiên định.

 Bọn
họ đều yên lặng. Hình như mọi người đều hết sức kinh ngạc trước câu trả lời của
tôi. Có vẻ như tôi bỏ mặc cho nước chảy bèo trôi, cứ thờ ơ nói mặc kệ.

 Trần
Thuỷ hỏi: "Không thi nghiên cứu sinh thì cậu đinh làm gì chứ?"

 Tôi
đáp: "Làm giáo viên. Chúng ta đều theo ngành sư phạm đấy thôi." Tôi
không dám nói rằng mình muốn trở thành phóng viên hay biên tập viên vì tôi sợ họ
sẽ cười là tôi không biết tự lượng sức mình.

Không
ngờ tôi vừa dứt lời thì Trần Thuỷ lập tức nói luôn: "Làm giáo viên? Tớ nói
cho mà biết giáo viên bây giờ cũng phải là nghiên cứu sinh, một sinh viên chính
quy như cậu thì dạy được gì chứ? Chẳng phải là trước đây cậu đã từng nói muốn
làm biên tập viên đó sao. Nói cho cậu biết, nghiên cứu sinh ra trường đều có thể
làm chủ biên cả".

 Cô
ấy vẫn cố phát biểu những ý kiến quá khích của mình. Giọng điệu cứ như cô ấy đã
là nghiên cứu sinh của một trường đại học có tiếng rồi ấy, còn tôi chỉ là một
sinh viên chính quy tồi, cô ta như là lãnh đạo của tôi, còn tôi chỉ có tấm bằng
ử nhân nên chỉ là một giáo viên nhỏ bé, một viên chức tồi mà thôi. Dường như tiền
đồ tươi sáng của cô ấy với tương lai ảm đạm của tôi đang tạo nên một sự đối lập
rõ ràng.

Tôi
thực chẳn có lời nào để nói. Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng đã
là quá nhiều rồi.

Bọn
họ lại háo hức bàn luận về chuyện thi nghiên cứu sinh. Thi trường nào, thi
chuyên ngành nào, tinh thần có vẻ hăm hở lắm.

 Tôi
luôn cho rằng mình rất bình tĩnh, nhưng buổi tối hôm đó đến tận hai giờ sáng vẫn
không tài nào chợp mắt được. Cảm giác rất khó chịu. Thực sự là tôi cảm thấy rất
buồn. Lời nói của Trần Thuỷ làm tôi thấy mình bị tổn thương.

 Lẽ
nào tôi không muốn thi nghiên cứu sinh? Lẽ nào tôi lại không muốn trau dồi thêm
kiến thức, tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hoá? Và có lẽ nào tôi thật sự chỉ là
kẻ không có chí tiến thủ?

 Tôi
không phải là người như thế, rõ ràng là không phải.

Tôi
nghĩ đến cha mẹ tôi, nghĩ đến sự vất vả khó nhọc của họ để tôi được học đại học,
nghĩ đến khuôn mặt già nua của cha mẹ, nghĩ đến những đắng cay mà họ phải chịu,
nghĩ tới chuyện cha mẹ luôn chỉ hi vọng tôi sẽ sớm đi làm, sớm kiếm được tiền
cho cha mẹ có thể hưởng những ngày an nhàn hạnh phúc. Nhưng nếu học nghiên cứu
sinh, làm sao tôi có thể trả nổi học phí hơn vạn đồng mỗi năm cơ chứ. Tôi không
thể nói "con muốn học tiếp nghiên cứu sinh" mà chẳng hề lo lắng gì. Từ
xưa đến nay không phải muốn gì là có nấy.

 Tôi
chẳng thể thi nghiên cứu sinh mà không mảy may quan tâm đến điều kiện gia đình.


thể sẽ có người nói đó chẳng qua chỉ là cái cớ mà bạn tự tìm cho mình mà thôi,
là do bạn không có niềm tin vào bản thân, không có niềm tin vào tương lai. Vậy
thì tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một hiện tượng tâm lí. Chính vì còn có chút niềm
tin mù quáng vào bản thân nên tôi mới không muốn lấy chuyện thi nghiên cứu sinh
ra để lẩn tránh bất cứ điều gì. Lẩn tránh áp lực tìm việc.

 Bạn
có thừa nhận rằng, thi nghiên cứu sinh sẽ là cơ hội tốt với một số người để
nâng cao trình độ bản thân, nhưng đối với một số người thì đó chỉ là cái cớ để
tránh áp lực tìm việc. Với những người coi đây là một cơ hội tốt thì tôi luôn
luôn ngưỡng mộ họ, còn với những người chỉ muốn lẩn tránh áp lực tìm việc thì
tôi muốn nói rằng: "Cậu không đủ tư cách để xem thường tôi".

 Lí
do thi nghiên cứu sinh ở trường đại học chẳng qua cũng chỉ có hai loại này mà
thôi.

 Lí
do không thi cũng chỉ là do không có niềm tin vào bản thân hoặc quá tin vào bản
thân nhưng phải chịu áp lực về kinh tế gia đình.

 Chẳng
ai có tư cách để coi thường ai. Bởi vì ngày mai của chúng ta vẫn luôn là một ẩn
số. Chặng đường giải mã nó còn quá dài. Thi nghiên cứu sinh cùng lắm cũng chỉ
được coi là một trong những bước của quá trình giải mã đó mà thôi. Tuyệt đối
không phải là đáp án cuối cùng.

 Các
phương tiện thông tin đại chúng suốt ngày nói đến áp lực tìm việc của sinh viên
ngày nay lớn đến thế nào, kiểu tìm việc chán ngán mệt mỏi ra sao.

 Ngàoi
thi nghiên cứu sinh ra, dường như chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

 Sau
khi bọn họ quyết định thi nghiên cứu sinh thì khoảng cách giữa tôi và họ dường
như càng thêm xa. Thường thì chỉ có mình tôi ở trong phòng, ngủ hoặc lên mạng,
còn ba người bọn họ đều lên phòng tự học hết. Vẻ bên ngoài của bọn họ cũng dần
thay đổi. Mỗi người đều mua một cái ba lô rất to. Sáng nào không có tiết học thì
họ vẫn cứ dậy rất sớm, lên lớp nghiên cứu sinh sư phạm mà họ phải thi hoặc là
đi lên phòng tự học, buổi tối cũng phải hơn mười giờ mới về. Trong tâm trạng hồi
hộp, tôi dường như lại nhìn thấy hình ảnh của mình khi thi vào phổ thông trung
học, suốt ngày suốt đêm hăng hái chiến đấu vì mục tiêu đó. Người ta nói rằng tỉ
lệ tuyển nghiên cứu sinh thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tuyển sinh đại học, không
biết là sau một năm nữa thì ai khóc ai cười đây.

Còn
tôi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết này. Tôi cũng đang lựa chọn cho mình một cách
khác để nỗ lực. Bởi vì tôi hiểu rằng với một thiên đường nghệ thuật như thế, với
một xã hội như thế, nếu không cố gắng thì chỉ có ngồi chờ chết mà thôi.

 Trần
Thuỷ bắt đầu ngậm miệng, sáng nào cũng vậy, cho dù là có tiết hay không có tiết,
cô luôn thức dậy lúc bảy giờ, những tiếng lạch cạch của cô ta luôn làm tôi tỉnh
giấc, làm tôi phát cáu lên, mấy lần định dạy cho cô ta một bài học, nhưng nghĩ
lại, thấy mình không phải, mọi người thi nghiên cứu sinh thì có gì sai chứ.
Cũng may là cô ấy ngày nào cũng đi sớm về khuya nên tai tôi cũng được thư giãn
hơn trước rất nhiều.

Cuộc
sống của Trịnh Thuấn Ngôn dường như chỉ còn có hai việc, đó là thi nghiên cứu
sinh và yêu đương. Hẹn hò xong rồi lên phòng tự học, tự học xong lại hẹn hò.
Cho dù cô ấy có nói rằng cô ấy và bạn trai mình sẽ chẳng có tương lai gì nhưng
cô ấy vẫn không đành lòng từ bỏ. Cô ấy thật lòng yêu anh ta.

 Ngay
cả đến Tô Tiêu cũng thường xuyên lên phòng tự học, lúc làm dáng cũng phải làm
ra vẻ đọc sách.

 Mọi
người đều bận rộn hẳn lên khiến tôi cảm thấy hoang mang, xấu hổ cho sự nhàn nhã
của mình.

 Khoảng
cách với bọn họ ngày càng xa, sự khác biệt cũng càng thêm sâu sắc.

 68.
Diệp Ly bị đuổi học

 Vào
một ngày khi học kì hai của năm thứ ba sắp kết thúc, buổi trưa khi tan học,
dòng người từ trong các khu học xá đổ ra rồi dần dần tản ra như thác lũ tách
thành từng dòng nhỏ. Nhưng những dòng nước nhỏ này lại tụ thành vòng tròn trước
cổng khu chung cư.

 Tháng
đó là tháng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức được
tổ chức mỗi năm một lần tại trường chúng tôi. Trước cổng khu chung cư có đặt một
tấm bảng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức. Vòng
tròn đó chính là nhóm người tụ tập xung quanh tấm bảng tuyên truyền.

 Lúc
đi qua, tôi thấy rất nhiều người vây quanh chỗ đó, thấp thoáng nghe thấy từ gì
đó như "đuổi học".

 Tôi
tự nhiên thấy căng thẳng, trong lòng hoảng sợ vô cùng. Một cảm giác lo sợ không
tên không biết từ đâu ùa vào trong lòng tôi.

 Hoàn
toàn là trực giác. Một người vốn chẳng bao giờ tụ tập để xem những cảnh tượng
náo nhiệt như tôi lại đang ra sức chen vào đám đông. Giống như bị một thế lực
thần bí nào lôi kéo khiến tôi không ngừng đẩy hết mọi người đứng cản phía trước,
tiến sát đến tấm bảng tuyên truyền.

 Đó
là 1 tấm bảng rộng hai mét vuông. Một hàng giấy mười sáu tờ được dán ngay ngắn
phía trên. Giấy trắng mực đen.

 Hình
như chỉ liếc qua tôi đã thấy một tờ giấy trong số đó có viết như sau: Diệp Ly,
nữ, người tỉnh... vùng..., sinh viên khoa... của trường niên khoá 2000.

 Tháng
4 năm 2003, bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi ăn cắp ba lô tại thư viện
trường.

 Sinh
viên này sau khi khai báo cho biết đã rất nhiều lần thực hiện hành vi ăn cắp tại
thư viện. Theo Điều 21 quy định của trường, quyết định kỉ luật không công nhận
tư cách sinh viên của Diệp Ly.

 Hiệu
trưởng...

 Người
tôi bắt đầu run lên, tại sao vậy, tại sao mỗi khi như vậy tôi lại cảm thấy lạnh,
cái lạnh từ dưới chân cứ trào dâng lên khiến tôi không ngừng run lên bần bật.
Diệp Ly bị đuổi học. Cô ấy bị đuổi học thật rồi. Trong số những người bị đuổi học
có Diệp Ly. Diệp Ly bị nhà trường đuổi học vì tội ăn cắp. Cô ấy dần dần biến mất
trong sân trường. Đầu tôi đau khủng khiếp, lú lẫn, mơ hồ, thờ ơ và lạnh lẽo. Cảm
thấy chút gì đó thất vọng, vết thương như nhìn thấy được, thậm chí là có thể
nhìn thấu cả bên trong.

 Cách
thể hiện sự sợ hãi như một con thú hoang bị thương của Diệp Ly cứ như đang hiện
trước mắt tôi. Toàn thân sũng máu, ánh mắt kinh hoàng của cô ấy, ánh mắt vội
vàng lướt qua khuôn mặt tôi. Bước chân của cô ấy chạy như bay, những bước chân
đã giẫm đạp lên con tim tôi. Tất cả như đang rối tung lên, lần luợt hiển hiện
trước mắt tôi.

 Bảng
tuyên truyền ngày hôm đó có dán tổng cộng mười sáu tờ kỷ luật như vậy. Lời mở đầu
mỗi trang giấy đều là những lời sỉ nhục tên tuổi và quê hương của họ. Phần ở giữa
viết một cách "trịnh trọng" những từ như là trộm cắp, đánh nhau gây sự,
mại dâm. Phần cuối cùng là những lời lẽ không công nhận tư cách sinh viên, nghe
chua chát đến não lòng. Trên bảng tuyên truyền có dán tên mười sáu sinh viên,
còn phía dưới thì có vô số sinh viên xúm lại để ngó nghiêng, bình luận và chế
giễu hoặc có người trên khuôn mặt hiện rõ sự bình thản rồi cứ thế bước ra, để lại
kẽ hở cho những sinh viên khác xúm lại tiếp tục xem và bình luận, vậy cũng coi
như là đã đạt được mục tiêu giáo dục, tuyên truyền đạo đức của nhà trường.

 Mười
sáu người, đối với ngôi trường có hơn một vạn sinh viên này thì con số đó vẫn
chẳng là gì, tỉ lệ không quá một phần một nghìn. Từng tờ kỉ luật này cũng chẳng
là gì, ngoài một vài cái tên mà tôi thấy quen, những cái tên khác chỉ đọc rồi lại
quên ngay. Vậy mà, tên của mười sáu bạn đó sẽ suốt đời bị gắn liền với sự sỉ nhục,
cuộc sống đại học sẽ mãi mãi là những kí ức không thể quay lại từ đầu, tờ kỉ luật
này sẽ thay đổi con đường cuộc đời họ và vĩnh viễn không thể nào quên được.

 Một
bước sa ngã mà phải hối hận cả đời.

 Tôi
phải cố chen ra từ trong đám đông sinh viên vây quanh đang xô đẩy nhau. Ánh mặt
trời hôm đó đẹp vô cùng. Đó là khi tan học, sinh viên trong trường cứ tụ lại
như dòng nước lũ từ phòng học đổ dồn về phía nhà ăn và kí túc xá. Ánh nắng chiếu
trên khuôn mặt họ, những khuôn mặt trẻ trung và căng tràn nhựa sống. Gió xuân
cùng ánh nắng ập thẳng vào mặt khiến mắt tôi cay sè.

 Tôi
luôn lo lắng e sợ sẽ có một ngày như vậy, và ngày đó đã đến. Diệp Ly bị đuổi học
thật rồi.

 Thực
ra khi chúng tôi biết được tin này thì Diệp Ly đã rời khỏi trường. Cô ấy sống ở
khu kí túc xá. Lớp tôi chỉ có năm nữ sinh sống ở đó. Nă người sống ở khu kí túc
cũ đã như một nhóm người bị lãng quên, một xó xỉnh bị lãng quên. Toàn bộ những
cuộc đấu đá tranh giành đố kị của con gái hoặc hay ho hơn hoặc khốc liệt hơn đều
tập trung ở khu kí túc xá mới.

 Vì
vậy mà Diệp Ly ra đi lúc nào, lúc đi có khóc hay không, khi đi có mang theo những
món đồ yêu thích của mình hay không, khi đi có tạm biệt ai không, ví dụ như anh
chàng đã tặng 99 bông hồng cho cô ấy hồi năm thứ ba chẳng hạn...

 Tôi
chẳng biết điều gì trong số ấy cả. Cô ấy ra đi không nói một lời. Giống như một
lần tự sát bí mật, cô ấy tự giết chính mình, cô ấy sẽ không bao giờ xuất hiện
trước mặt chúng tôi nữa.

 Tôi
không biết là hằng năm ở các trường đại học có bao nhiêu sinh viên bị huỷ hoại
như thế. Trong những năm tháng sau này của cuộc đời, họ sẽ phải trải qua những
đau khổ và hối hận như thế nào nữa. Suốt quãng đời còn lại, vì tờ kỷ luật này họ
sẽ đi như thế nào trên con đường gập ghềnh và đầy gian khổ tiếp theo.

 Tôi
vẫn không quên được cô ấy. Không có cách gì để quên được, giống như không thể
quên cái ngày hôm đó, cái ngày mà khi bước ra từ cánh cổng lớn của thư viện,
ngôi trường thân thuộc này đã khiến tôi có cảm giác mình bị mất phương hướng.

 Muốn
nói thật nhiều nhưng bây giờ đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Trường năm nào cũng
thực hiện tháng tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức.
Mà tuyên truyền giáo dục tư tưởng và đạo đức tuyệt đóố không phải là làm một
cái bảng tuyên truyền rồi coi như đã đạt được mục tiêu. Chúng tôi đều là những
đứa trẻ đang lớn, ai có thể quan tâm nhiều hơn tới chúng tôi và dẫn dắt chúng
tôi? Không thể cứ để sinh viên lần lượt lầm đường lạc lối, rồi cuối cùng lại
khai trừ họ. Khai trừ một sinh viên đối với trường học mà nói đó chẳng qua chỉ
là một tờ giấy, một cái tên, một con dấu, còn đối với sinh viên, điều đó có
nghĩa là huỷ hoại hoàn toàn. Có ai muốn như vậy? Có ai tình nguyện như vậy?

 Chúng
tôi đều không muốn bi kịch đó xảy ra, chúng tôi thực sự chỉ muốn sống thật tốt,
học tập thật tốt mà thôi.

Cuộc
sống đại học sau này, xin hãy...

 Hãy
sống và trân trọng nó.

Năm
thứ tư: Sống thử