Săn đuổi - Chương 08 - Phần 1

CHƯƠNG 8

Morton cứ giả vờ không chú ý đến ông thiếu tá quân đội Sam Goodman, không chú ý đến mười một học viên đang ngồi trong lớp học. Ông đăm đăm nhìn ra cửa sổ. Ánh sáng mặt trời chiếu yếu ớt qua những lớp kính phủ đầy bụi. Mỗi lần đến đấy ông lại tự nhủ phải lau cửa kính cho sạch.

Ông nghe những tiếng thì thào nho nhỏ cất lên ở cuối phòng. Chắc là giọng của ông chỉ huy trưởng xe tăng. Ông này nổi tiếng là chủ động và quả quyết. Nhưng ông chỉ huy trưởng này không làm nhà phân tích được. Ông ta quá nóng nảy.

Mới gần đấy, Goodman tỏ ra có năng lực. Nhưng những câu hỏi về các vấn đề lệch lạc do ông nêu ra khó giải quyết quá. Lại còn những câu hỏi không được rõ ràng lắm của anh chàng phi công lái máy bay chiến đấu đang ngồi cạnh ông chỉ huy trưởng. Anh chàng phi công đã có những thành tích vẻ vang, nhưng anh lại hay bị bí. Thật khó mà làm một nhà phân tích tâm lý được.

"Saddam Hussein đã khiếp vía trước hành động của chúng ta. Rồi sẽ có người thay hắn mà không hành động như hắn.

Nhưng dù là ai thì kẻ ấy cũng sẽ đánh hai con bài chủ yếu: đó là tôn giáo và chính sách khủng bố. Nếu hắn phối hợp tài tình, hắn sẽ tạo nên một cuộc hủy hoại khác như đã xảy ra ở vùng Vịnh vào chiều thứ bảy hôm ấy".

Tựa người vào bàn, Morton đặt hai bàn tay giữa máy điện thoại và chai nước khoáng. Ông sẽ loại luôn anh chàng trung úy bộ binh và hai anh đại úy biệt kích. Bài phân tích của họ về nguyên nhân gấy nên cuộc chiến vùng Vịnh đã miêu tả Saddam Hussein thật quá đơn giản. Một nhà phân tích tâm lý phải thật sâu sắc, phải thật chi li mới được.

Máy điện thoại có hai bóng đèn. Ông đã nói với cả lớp học rằng nếu ngọn đèn xanh bật lên, ông có thể tiếp tục bài giảng hay không. Nhưng khi ngọn đèn đỏ bật lên, ông buộc phải nghỉ. Còn chai nước là vì ông thích chốc chốc lại hớp một ngụm trong lúc giảng dạy. Theo ông, một nhà phân tích sáng suốt luôn luôn phải tìm cho ra nguyên nhân thật minh bạch.

- Có ai muốn khai triển câu hỏi của Sam không?

Vẫn im lặng, không ai lên tiếng. Ngay cả Golan là người rất muốn nói... để giúp Morton đi đến quyết định có nên đưa ông đại úy nhảy dù vào một trong ba chỗ còn trống ở phòng Tình báo Trung Đông của cơ quan Mossad hay không?

Phòng tình báo rất cần những nhà phân tích tâm lý như con lạc đà cần bộ da của nó. Họ phải suy nghĩ liên tục để đoán xem những kẻ của Damascus hay là ở Teheran đang suy tính gì. Và có lẽ câu hỏi của Goodman cần phải có thì giờ suy nghĩ thêm. Rồi ông sẽ tìm ra cách trả lời thôi.

"Hằng ngày chúng ta chứng kiến rất nhiều hạn chế nguy hiểm của Phương Tấy trong việc họ hiểu người Hồi giáo đang võ trang. Người Phương Tấy cứ luôn luôn coi thường đức tin của họ, coi thường lý tưởng và giá trị của ý thức hệ này".

Ông bước ra khỏi bàn, từ từ đến trước mặt họ, xem thử ai đang theo dõi ông. Một nhà phân tích là phải theo dõi đủ thứ.

"Hồi giáo cực đoan làm ngơ không để ý đến quy luật phản hồi, quy luật này rành rành ra rằng kẻ nào có phương tiện giết người hàng loạt, đều phải lo sợ kẻ khác có cùng vũ khí như thế sẽ trả đũa lại. Hồi giáo cực đoan cứ chuẩn bị theo đuổi những mục đích chiến lược của họ, ngay cả khi họ đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Bởi vì họ đã bị những đức tin và hình ảnh kẻ tử vì đạo đè nặng, làm cho mù quáng".

Ông đã giảng dạy cho họ những điều rút ra từ kinh nghiệm bản thân, những mánh khóe mà kẻ thù đã dùng đến. Morton dừng lại trước bàn của Goodman.

- Để trả lời cho câu hỏi của anh, thì Sam này, những vấn đề mệnh lệnh như thế hẳn là phải có mặt hay của nó. Hàng chục người Hồi giáo trước đấy chưa bao giờ nhích lên một ngón tay, thì bấy giờ họ nao nức nghĩ đến một cuộc Thánh chiến. Thế nhưng họ không phải là vấn đề khó khăn trước mắt của chúng ta. Anh có muốn cho biết, thế thì ai gấy khó khăn và gấy khó khăn gì cho ta không, Sam?

Goodman cựa mình trên ghế rồi đáp:

- Những người lãnh đạo của họ. Bọn điên này đã dùng những đêm thứ Sáu để thuyết giảng về thuyết diệt chủng trong giáo đường. Nếu chúng nói "đã đến lúc" là đám đông "sẽ" đứng lên. Bao giờ họ cũng sẵn sàng.

Morton nhìn Goodman. Đôi mắt màu nâu, hơi lồi ra ấy, đôi mắt kinh ngạc đang nhìn thấu suốt được sự xảo trá của người đời, chính là đôi mắt của một nhà phân tích giỏi. Ông bước đi khỏi bàn của Goodman.

- Rất đúng đấy, Sam à. Nhưng chắc chắn là bọn tu sĩ Hồi giáo kia không điên đâu. Chúng thừa hiểu những gì mà các vị bác sĩ tâm thần thường gọi là cơn cuồng loạn khi đã ngấm thuốc.

Ông nhìn chằm chằm vào Goodman:

- Anh có muốn nhắc cho cả lớp nghe đấy là cái gì không?

Goodman không do dự đáp:

- Một nhu cầu thúc bách buộc phải trả thù. Cứ cho điều đúng là sai hết một cách mù quáng và không kể đến tốn kém.

- Đúng. Tôi cũng thấy như thế đấy. Sâu sắc lắm, Sam à. - Morton nói với cả lớp. - Trong số hàng chục triệu con người ấy, được cả hay ngã về không. Thế đấy. Đối với họ, không có chuyện lưng chừng. Như thế là Thiện và Ác. Họ xem họ là Thiện, còn ngoài ra mọi người đều là Ác. Và họ đồng hóa những ai không theo họ đều là nguồn gốc sinh ra những vấn đề khó khăn của họ, họ bèn lý luận rằng con đường loại trừ những vấn đề khó khăn là phải hủy diệt nguồn gốc đó đi. Hủy diệt hết chúng ta. Tôi muốn các anh ghi nhớ điều này. Và tôi muốn các anh tìm ra một từ có thể bao hàm hết sức mạnh cuồng tín của hàng triệu người này. Một từ thôi, không nhiều.

Morton bước đến bàn, uống nước trong chai. Rồi ông bước đến cái bản đồ treo trên tường, quay lưng về phía lớp học, ông lại nghĩ đến Raza.

Sau khi trở lại Tel Aviv, ông đã nghe cái tin chặn được nhiều lần. Máy tình báo của Danny gài một chỗ gần văn phòng của Raza tại Beirut, văn phòng đã nhân danh hắn phát đi lời công bố sau một vụ khủng bố thành công.

Ban phân tích giọng nói tức khắc xác nhận đấy là giọng của Raza. Nhưng không có cách nào tìm cho ra lời kêu gọi ấy xuất phát ở đâu, hay là phải chăng lời kêu gọi đã được ghi băng. Không tìm ra được giờ giấc và địa điểm. Raza đã mất mười một giấy để đọc lời trích dẫn: "Người không thấy Chúa đã tiếp xúc với Ad, tại đền Iram, không thấy sở thích của kẻ sinh ra không có quê hương ư?".

Morton liền nhận ra lời thơ trích trong kinh Koran, cuốn 87, dòng 7. Nhóm giải mã của Danny cho biết cần phải mất nhiều ngày mới tìm ra được nội dung tiềm ẩn trong đó, nếu quả có điều gì tiềm ẩn trong đó thật. Ông cảm thấy họ đang hoài nghi.

Ông và Danny đem sách ra xem, tìm số của câu thơ. Số bảy: chỉ tháng thứ bảy ư? Nhưng tháng bảy đã qua rồi. Ngày thứ Bảy ư? Raza định tấn công vào chủ nhật sao? Như thế tức là Raza đã tính toán bằng lịch của Thiên Chúa giáo rồi. Chắc là hắn dùng Hồi lịch hay Du đà lịch thôi. Như thế thì chắc là vào thứ Sáu hay thứ Bảy.

Có lẽ con số 8 và số 7 cộng lại chăng? Ngày thứ mười lăm à? Ngày mười lăm là ngày qua rồi. Tháng sáu thì còn những ba tuần nữa. Raza không muốn để lâu như thế đâu. Tất cả các con số cộng lại xem sao? Được số hai mươi hai phải chăng sẽ có chuyện xảy ra vào ngày hai mươi hai tháng này?

Morton không cần Danny phải đến lật lịch trên tường để xem nữa. Ngày mai là ngày hai mươi hai. Nhưng ông không thể tìm đến Bitburg hay Thị trưởng để báo cho biết ông đã đoán ra ngày rồi. Bitburg lại sẽ nói ông cứ để cho linh tính chi phối cho mà coi. Gặp Thủ tướng chắc là thoải mái hơn nhiều.

Morton quay lại khỏi cái bản đồ.

- Còn ai nữa không?

- Sam đã mở máy rồi. - Golan nói. - Chúng ta ai cũng biết thế. Chỉ có Sam là mau mồm mau miệng mà thôi.

Mọi người cười rộ lên. Giọng của Goodman kéo rề rề là do anh ta đã sống một năm trên cánh đồng cỏ ở Canada.

- Tốt lắm, Sam. - Morton nói. - Tiếp tục xem anh có chủ động được vấn đề không nào.

- Được thôi. - Goodman tập trung hết tư tưởng để nói. - Đối với hàng triệu con người này, bọn khủng bố luôn luôn là hình ảnh mơ ước của họ. Chúng mang nét huyền thoại qua giới truyền thông đại chúng của Ả Rập. Báo chí và truyền hình xem chúng như những vị anh hùng. Tàn phá giết chóc càng nhiều, danh tiếng của chúng càng lớn. Bọn không tặc được chào mừng trên đường phố Beirut. Làm nổ tung phi cảng được đăng ảnh khen ngợi khắp Damascus và Tripoli. Phá hoại ở trong nội cảnh Israel, arafat sẽ mời đến bắt tay.

Morton cười. Tài ăn nói dí dỏm của Goodman xem ra chua chát.

- Hàng triệu con người ấy. - Viên thiếu tá nói tiếp. - thường gọi những vị anh hùng của họ một tên thôi. Họ thường gọi là Saddam hay là Nidal. Bấy giờ thì Raza. Bất cứ chúng làm việc gì, người ta cũng đều tưởng tượng thêm để thổi phồng lên.

- Tốt lắm, Sam. - Morton nói giọng đều đều. - Nhưng chúng ta hãy nhìn vào mục đích của những điều tưởng tượng ấy xem. Xã hội không có gì thay đổi hết. Những gì bọn khủng bố làm đều xuất phát từ Khomeini mà ra hết. Họ muốn tạo nên cái gì tốt đẹp hơn. Sự thật thì hàng ngàn vụ khủng bố riêng rẽ đó đều không dẫn xã hội đến chỗ nào cải tiến cả. Nhân dân ở Beirut vẫn bần cùng như trước khi quả bom gài trong xe hơi nổ lần đầu tiên. Thế thì chiến dịch khủng bố nhằm vào mục đích gì?

Morton đưa mắt nhìn Goodman.

- Để làm nhục à? Mỗi hành động khủng bố thành công làm cho chúng ta lại cảm thấy nhục nhã thêm. Chúng đã đánh vào niềm tự tôn, tự ái của chúng ta. - Goodman đáp.

- Cho một ví dụ đi?

- Vụ khủng hoảng con tin của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Teheran. Bốn trăm bốn mươi bốn ngày làm cho Hoa Kỳ phải điêu đứng trong bàn tay của bọn khủng bố. Buộc dải vải màu vàng trên cấy cũng tệ mạt như đứng ngoài tòa Nhà trắng hò hét thách đố Mỹ dội bom hạt nhân vào Baghdad vậy. Lối ứng xử như thế cho thấy bọn khủng bố đã cao tay hơn.

Morton lại đi quanh trong phòng. - Tôi chắc quý bạn đều đồng ý với Sam chứ?

Cả lớp đồng thanh đồng ý. Morton cười, rồi ông nín lặng một chút. - Bấy giờ tôi xin hỏi như thế này. Như ta đã nghe một số câu chuyện rồi đấy, ta thử hỏi sẽ có quyền pháp lý nào cho mỗi chúng ta đuổi theo bọn khủng bố đã được phép ẩn náu trong bất kỳ nước nào được không?

Morton quay lại, đứng tựa người vào bàn, nhìn Goodman đang nhíu mày suy nghĩ, nhìn Golan trề đôi môi ra, nhìn cả lớp đang cố tìm cho ra ý nghĩa của câu hỏi. Hôm đầu tiên ông đã dặn dò cả lớp phải xem mỗi câu hỏi là một bẫy đặt mìn. Nó có thể nổ tung vào mặt mình.

- Quyền pháp lý à? - Goodman hỏi. - Tôi không biết... chúng ta sẽ có được quyền hạn nào không? Hay là ta phải chơi luật rừng đấy.

Morton không đáp, ông im lặng một hồi. Mossad đã có một chương trình khởi tố chính thức. Một tòa án quân sự bí mật đem một tên ra xét. Ba ông quan tòa xem xét các bằng chứng, nghe lời khởi tố và nghe vị luật sư biện hộ do Tòa chỉ định. Một tên khủng bố bị kết án vắng mặt đã bị hành hình khi cơ hội đến. Raza đứng đầu sổ kể từ khi hắn đánh bom bệnh viện hộ sinh. Al Najaf đứng thứ hai.

Một ngày nào đó Goodman có thể đắn đo để tìm cho ra một tên để thêm vào danh sách. Đã đến lúc thử sức anh ta thêm nữa.

- Ta đợi luật rừng à, Sam? - Morton lại lên tiếng, vừa bước ra khỏi bàn. - Chúng ta có quyền hạn gì không à? Vấn đề khó khăn càng ngày càng trầm trọng ra. Máy vi tính đã xác nhận bọn khủng bố nhiều hơn trước đấy. Hàng năm số nạn nhân do bọn khủng bố gấy ra tăng hơn hai mươi phần trăm. Như thế năm nay số người chết vì khủng bố sẽ tăng hơn năm ngoái là ba ngàn người. Giống như một bệnh dịch vậy. Hễ mỗi lần chúng ta tưởng đã kiểm soát được cơn bệnh, thì nó lại bùng lớn lên.

Morton bước tới bên cửa sổ. Quan niệm về luật rừng của Goodman cũng là quan niệm cũ dùng để chống lại chủ trương khủng bố mỗi khi đạo đức suy đồi, đó là luật ăn miếng trả miếng. Lập luận nghe cũng hợp lý. Vấn đề khó khăn là những kẻ như Raza không bao giờ nghe đến đạo đức.

Trước khi đến đấy, Morton đã điện thoại đến cho các học giả trong ban Tôn giáo đối chiếu của Israel để nhờ họ suy đoán ý nghĩ trong câu thơ trích của kinh Koran này. Họ đều cho biết phải mất nhiều ngày. Ông cũng còn nhớ Steve, bố ông thường bỏ ra cả tháng trời để nghiền ngẫm một câu thơ mà.

Ông cũng đã gọi đến khách sạn Connaught. Cô trực điện thoại khách sạn cho biết giáo sư và bà Vaughan đã đi khỏi rồi. Ông hỏi khi nào thì hai ông bà về, cô ta lại cho biết luật không cho phép cô ta nói ra. Ông để tên lại rồi nói sẽ gọi lại sau, rồi bỗng nổi hứng ông gọi cho Nan, số điện thoại ở nhà hàng. Máy điện thoại tự động báo cho biết hãy gọi đến bệnh viện. Ông gọi đến bệnh viện Lấy Nhiễm Quốc gia thì được báo là bác sĩ Cooper đã đi nước ngoài rồi. Ông bèn hỏi số điện thoại nơi đến của nàng và được trả lời bệnh viện không cho phép nói. Thế giới hình như đầy dẫy cả điện thoại viên giữ bí mật tin tức.

Morton rời cửa sổ quay lui, ông lại rảo bước trong phòng.

- Nào. Ai cho rằng không bao giờ, "không bao giờ" vĩnh viễn... có một phiên tòa xử bọn khủng bố nào? Và các bạn hãy nhớ là bọn người mà chúng ta gọi là khủng bố đó đã được nhiều người khác gọi là chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Chắc có bạn còn nhớ chúng ta cũng đã gọi những người Do Thái chiến đấu để buộc người Anh rút ra khỏi nơi đấy để thành lập Quốc gia Israel cũng bằng tên gọi như thế đấy. Người Anh nói chúng ta đã có những hành động khủng bố. Còn dân tộc chúng ta đã phá hủy nền cai trị của họ và giết nhân dân của họ. Vậy thì giữa hành động của cha ông chúng ta với hành động của bọn người gấy thiệt hại cho chúng ta hiện nay có gì khác biệt nhau?

Ông gật đầu với Golan. - Teddy trả lời được không?

- Trong việc làm của cha ông chúng ta, dân tộc ta đã biểu lộ ý thức của mình về tính thiêng liêng của kiếp người đúng theo lời giảng dạy của Chúa. Còn bọn khủng bố hiện nay thì không hợp với ý Chúa, vô đạo đức. - Golan đáp.

Morton nhớ bố của Golan là một thầy tu Do Thái. Ông cụ đã từng chống lại người Anh vào năm 1948.

- Như thế anh cho rằng sự khác nhau bắt nguồn từ tôn giáo ư, teddy? Khác nhau vì đức tin của chúng ta dạy rằng sử dụng quyền tấn công là đúng để rồi mọi việc đi đến chỗ tốt đẹp ư? Chấp nhận quyền tự vệ trước sức bành trướng của bọn tấn công, có chắc làm cho chúng tôn trọng quyền sống của chúng ta không? Hay là cần phải có biện pháp gì đem ra ứng dụng đấy?

- Phải chăng thầy đang nghĩ đến Grynspan? - Golan hỏi.

- Anh nhắc lại cho cả lớp nghe đi. - Morton sung sướng nói.

- Herschal Grynspan là một người Do Thái Ba Lan học tại Paris năm 1938. Ông thấy trước những việc sắp xảy ra, bèn đến Tòa Đại sứ Đức, bắn chết tên trưởng ban Mật vụ. Việc này dẫn đến cuộc tàn sát trả thù chống lại người Do Thái ở Đức. Hàng ngàn người chết và đi đến trại tập trung.

Morton đứng trước mặt Goodman. Ông hỏi:

- Phải chăng Grynspan là một kẻ khủng bố? Một kẻ khùng, chắc thế. Nhưng một tên khủng bố. - hay là một chiến sĩ bảo vệ tự do thì ra sao? Điều khác biệt là ở đâu? Có điểm khác biệt phải không, Sam?

- Dạ thưa có. - Goodman đáp. - Hành động của Grynspan là hành động của người chiến sĩ bảo vệ tự do. Ông ấy đã chọn mục tiêu hợp pháp. Vì thế mà ông là chiến sĩ bảo vệ tự do. Những chiến sĩ bảo vệ tự do không đánh phá xe đò chở thường dân. Bọn khủng bố mới làm thế. Người chiến sĩ bảo vệ tự do không tàn sát dân lành. Bọn khủng bố mới làm thế. Người chiến sĩ chân chính không cướp máy bay, cầm giữ đàn ông đàn bà, trẻ con vô tội để làm con tin. Bọn khủng bố mới làm thế. Theo tôi thì thật quá trơ trẽn khi người ta nhân danh nền dân chủ, mà lại cho phép bọn người này dùng đến từ "Tự do". Không, không có trường hợp khoan nhượng nào dành cho bọn khủng bố hết.

Morton gật đầu nhiều lần. Ông sẽ không dùng Goodman được. Một nhà phân tích phải luôn luôn ý thức được rằng không có một chân lý. Chắc là phải đưa Golan vào phòng Tình báo Trung Đông, còn những người khác thì cho trở về đơn vị cũ. Khi ông cất tiếng nói, giọng ông rắn như đá ngoài sa mạc.

- Các bạn hãy quên những nét dị biệt trong đạo đức đi. Điều cơ bản là bọn khủng bố hoàn toàn tin tưởng, chúng tuyệt đối và mù quáng tin tưởng, rằng khủng bố là vũ khí hợp pháp còn lại. Đối với chúng, tiến trình chính trị hoặc là vô bổ hoặc là chậm chạp khi có kết quả khả quan. Chắc các bạn đã nghe những chuyện xảy ra ở Bắc Ai Len, ở Li Băng, ở tất cả những nơi nào quy tụ được hai hay nhiều tên khủng bố lại. Đối với chúng, chính sách khủng bố bảo đảm một sự hồi âm rất nhanh. Hễ mỗi lần chúng cho nổ một trái bom, chúng cướp một chiếc máy bay hay là nắm giữ một đàn con nít trên một chiếc xe đò để làm con tin, là chúng đã tạo ra được một cơ hội để thương thuyết. Vì chúng biết rằng chúng rất tin tưởng vào kết quả của công việc, vì...

Ngọn đèn đỏ trên điện thoại bật sáng, Morton vội ngưng nói. Người thư ký của Thủ tướng đã gọi đến ông.

oOo