Sẽ không soi lỗi hình thức của bạn nhé, vì nhận xét của các bạn trên quá đầy đủ rồi. Đây là lần đầu tiên mình được biết đến thể loại nhân cách hóa này, thật sự rất độc đáo. Và mình nghĩ rằng áp dụng cách này vào chương trình dạy học cho môn Lịch sử thì hay đất. Nhận xét: "Bạn xây dựng nhân vật rất chân thật, chọn lọc chi tiết tương ứng với sự kiện lịch sử cũng rất hợp lí. Nhưng văn phong của bạn cần cụ thể hơn và lột tả sâu hơn tính cách nhân vật nhé" mình không giỏi góp ý nên chỉ nói được thế thôi! ^^
Cảm ơn lời nhận xét của bạn. ^^ Không ngờ còn nhi ều lỗi thật! Em đã chỉnh sửa lại các lỗi ngữ pháp. Cảm ơn chị.
Nghe Ivy_Nguyen khen truyện này hay nên bay vô đọc và thấy hết sức kinh ngạc. Bạn viết kể chuyện lịch sử theo lối nhân cách hóa thật đặc biệt, hẳn bạn phải rất yêu lịch sử thì mới có thể bỏ nhiều công sức đến vậy. Ai học lịch sử mà cũng có tinh thần này như bạn thì tốt biết mấy. Tuy nhiên, về mặt kiến thức bạn có mắc một số lỗi sai nè. Những lỗi này không lớn nhưng lịch sử mà, sai một tí tức là đi cả dặm vì dễ gây hiểu sai cho người đọc. ^^ Chương 1: Xích Quỷ không phải là tên tiền thân của VN. Sự tồn tại của Xích Quỷ được xem như là một liên minh giữa các tộc người Việt cổ, trong đó có hai tộc Tây Âu và Lạc Việt-hai bộ tộc đã dựng nên nước Văn Lang-Âu Lạc sau này. Vì vậy chỗ này nếu bạn viết "VN khi ấy tên là Văn Lang thì sẽ chính xác hơn". Mình nhớ là Oa Quốc chứ không phải Nụy Quốc. Nụy là cách đọc sai của từ Oa, đều có nghĩa là Lùn. Hàn Quốc là một phần lãnh thổ của Triều Tiên sau này, do đó tên Tân La hay Cao Ly chỉ dành chỉ Triều Tiên. Bạn dùng Tân La để chỉ Hàn Quốc là không đúng vì cái tên Hàn Quốc mãi tới sau năm 1950 mới xuất hiện trên bản đồ thế giới. P/s: Mình chưa đọc hết nên xin phép có chút ý kiến ở chương đầu thôi. ^^ --- Lời của bupbecaumua: Bình luận hay được tặng xu.
Cảm ơn lời nhận xét của bupbecaumua . Những lời nhận xét trên của bạn đều đúng hết (và mình đã chỉnh sửa lại), nhưng việc bạn thấy việc Trung Quốc là trai mà lại được mô tả bằng các từ dùng để mô tả con gái như từ "nức nở" "thanh tú" "thổn thức" thì... hơi bị phân biệt giới tính trong từ ngữ. Trong truyện này, Tung Quốc vốn là anh chàng đẹp trai có nét đẹp thanh tú nên mình thấy dùng các từ "nức nở" và "thổn thức" cũng không đến nỗi uy hiếp giới tính nam của anh ta lắm. Với lại từ "nức nở" "thổn thức" là hai tính từ miêu tả việc khóc mãnh liệt, mà nam và nữ đều có những lần khóc lóc mãnh liệt nên mình không thấy phân biệt giới tính ở chỗ nào. Lời bình luận rất hay! Mình đã chỉnh sửa lại, cảm ơn bạn. ^^ Kiến thức lịch sử cần được bồi dưỡng thêm rồi hihi.
"Cái thứ màu đỏ". Hay! Hay lắm! Nhưng mà coi chừng đó. Truyện hay quá tác giả! Đọc mà không dứt nổi luôn! Tác giả đọc xong báo em biết em xoá khúc trên.
Đọc cái này hay quá, đọc xong thấy nó khác hoàn toàn với những gì mình nghĩ về hai nước này trước đó. Mà ngắn quá, đọc không đã.