Thế ''mãn'' ở đây là sao ạ? ''Nếu bạn thật sự không muốn tự nhốt mình trong một cuộc sống chỉ có các giới hạn, thì dù ở hoàn cảnh nào bạn cũng nên nhanh chóng thoát khỏi lối mãn của tư duy “chỉ một trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.''
Trong trường hợp này thì những kí tự như vậy phải làm sao ạ? Sao bài này nhiều lỗi khó hiểu thế này ''t đ u H 8 1 - ng cách duy nh t đ ộ � � � � � ấ ể làm giàu là kiếm ra thật nhiều tiền. Họ tin như thế chỉ vì họ chưa bao giờ đến cái đích đó. Họ không hiểu định luật Parkinson rằng: “Chi tiêu sẽ luôn tăng tỷ lệ thuận với thu nhập”.''
Cho chị xin tên truyện em. Có thể là lỗi thiếu từ do chuyển file. Cái này hỏi trong phòng làm việc em nhé. Dán qua đấy, chị trả lời.
Mưa rơi lã tã vs. mưa rơi lã chã? Mình đọc nhiều sách báo và blog trên mạng đều viết lã tã, từ lã chã khi tra lại trên mạng cũng có thấy dùng, nhưng tra từ điển trên mạng chỉ thấy từ lã chã.
Trong Từ điển bạn Chim đang dùng chỉ có từ lã chã (rơi nhiều nước mắt) và lả tả (tản mác) thôi bạn Ruồi.
Chim cũng chưa gặp từ đó nữa. Nói chung tiếng Việt mình phong phú lắm. Thậm chí một số tác giả viết truyện, cần từ mới là phải tự sáng tạo rồi chú thích thêm nghĩa của từ gì ấy.
Mình cũng không biết có phải tại viết sai riết quen hay là từ đó là từ mới được quần chúng sử dụng rộng rãi.
Trong quá trình kiểm tra truyện, mình phát hiện tác giả hay mắc lỗi này, các bạn cùng thảo luận nhé: Giậm chân # Dậm chân: Ngữ cảnh: Lôi Kỳ Phong tức giận dậm chân, nói: - Chúng ta hơn ba chục năm phu thê chồng vợ, bà hiện tại vẫn còn ghen tuông. ---> * Giậm: Danh từ: Đồ đan bằng tre có miệng rộng hình bán cầu và cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Đánh giậm. Cv. dậm. Động từ: Cv. dậm. (Thường nói giậm chân) . Nhấc chân cao rồi nện mạnh xuống. Giậm chân thình thình. Giậm chân kêu trời. Giậm gót giày. * Dậm: Danh từ: là dụng cụ đánh cá Nguồn: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ ==> Giậm chân: Có lẽ đúng - Dậm chân: Có lẽ sai
Ếu ồ ôi cái ông Hex lại đi chơi Wiki. Từ đúng là giậm nè. Cơ mà hồi tối em mới đọc sách in thấy có dùng từ dậm. Để lát em lục lại.
Sao trích link từ Từ điển tiếng Việt mà nó cứ ra cái link từ Kênh sinh viên? Em biết vì sao không Chim Cụt?
Giùm hay dùm Ngữ cảnh: Cậu xách giùm tớ cái túi với. Giấu giếm hay giấu diếm Ngữ cảnh: Nó tỏ ra bối rối, dường như nó đang giấu giếm tôi điều gì đó. Rập rờn hay dập dờn Ngữ cảnh: Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Tạm thời em nghĩ ra mấy từ này, thấy thường xuyên được sử dụng không thống nhất. Mời mọi người cùng thảo luận ạ.
1. * Dập dờn: chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc ẩn lúc hiện, lúc gần lúc xa nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng. * Rập rờn: khi tra từ "rập rờn", chị thấy từ điển nó hướng dẫn đến từ "Dập dờn" ở trên. => Dập dờn: Có lẽ đúng & Rập rờn: Là từ cũ. 2. * Giùm: Động từ (Phương ngữ) giúp, hộ nhờ làm giùm nói giùm một câu * Dùm: không có nghĩa gì hết. => Giùm: Có lẽ đúng. & Dùm: Có lẽ sai. 3. * Giấu diếm: không có nghĩa. * Giấu giếm: Động từ giấu, không cho biết việc làm nào đó, thường là không tốt giấu giếm của cải nói thật, không giấu giếm Đồng nghĩa: che giấu => Giấu giếm: Có lẽ đúng. & Giấu diếm: Có lẽ sai.
Chị thấy hai cái này cũng giống nhau à. Từ điển Anh Việt còn có từ rập rờn mà. Tùy theo giọng của vùng miền thôi, từ láy thì khó có thể nói cái nào đúng cái nào sai được. Mà câu trích dẫn là câu thơ thì phải xem tác giả viết thế nào chứ sao tự nhiên mình sửa được. Wiki ghi giấu giếm phía trên mà lại giải thích "giấu diếm" phía dưới á. Cái chữ viết tắt Cv. của chị Du Ca trích phía trên nghĩa là gì vậy chị?