Tra từ điển Soha, chúng ta ra cái này: 1. Lợn sề hay Lợn xề: * Sề: Danh từ đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, dùng đựng bèo, khoai, v.v. Vd: rổ sề Tính từ (lợn cái) đã đẻ nhiều lứa Vd: nái sề Vd: lợn sề (Thông tục) (đàn bà) đã sinh đẻ nhiều lần, thân thể không còn gọn gàng Vd: gái sề * Xề: mình có tìm thử nhưng nó chỉ có nghĩa khi đi với từ "xề xệ" thôi. => Lợn sề: Có lẽ đúng. - Lợn xề: Có lẽ sai. 2. Nhão nhoẹt hay Nhão nhẹt: * Nhão nhoẹt: là tính từ, chỉ trạng thái nhão đến mức dính bết lại với nhau. Thường dùng để nói như Cơm nhão nhoẹt, bùn đất nhão nhoẹt, hay đôi khi cũng dùng để chỉ Giọng nói nhão nhoẹt. + Đồng nghĩa: với từ Nhão nhoét. * Nhão nhẹt: tìm từ điển nhưng không thấy. => Nhão nhoẹt: Có lẽ đúng - Nhão nhẹt: Có lẽ sai.
Dành chỉ ý là để dành. Giành mang nghĩa tranh giành. Khi nào em muốn nói ý cất giữ, dành dụm, để lại cho người khác... thì là dành. Khi nào em muốn nói ý tranh đấu, giành giật để đạt được... thì là giành. Hiểu đơn giản nữa thì hành động của một người là dành, giữa hai người là giành.
É, sao chị tra từ điển nó ra cái này nè Chim Cụt: Ngã Danh từ: tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được kí hiệu bằng dấu ~. Danh từ: chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông toả đi các hướng khác nhau Vd: ở ngã tư có đèn đỏ Vd: ngã ba sông Vd: đứng giữa ngã ba đường (b)
Danh từ: chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông toả đi các hướng khác nhau Vd: ở ngã tư có đèn đỏ Vâng, trong từ điển của em cũng thế đây. Vậy là ngả đường với ngã ba đường.
Chim Cụt: Ngả Danh từ chỉ phương hướng: đường đi theo một hướng nào đó, phân biệt với những đường đi theo hướng khác Vd: mỗi người đi một ngả Vd: âm dương đôi ngả Đồng nghĩa: lối, nẻo Theo nghĩa danh từ của từ "Ngả", nó chỉ chỉ Một con đường duy nhất. Còn từ "Ngã" nó chỉ ở những con đường có điểm giao nhau, từ đó rẽ ra nhiều hướng khác nhau. Nên chị thấy, "ngã ba đường" đúng hơn "ngả ba đường". Em thấy sao?
* Ngã ba đường hay Ngả ba đường Ngữ cảnh: Sống cô độc đương nhiên cảm thấy cuộc đời là những chuỗi ngày dài và buồn tẻ; nhưng nếu được ở bên người mình yêu thương, thì chỉ thoắt cái người ta đã tớí ngã ba đường rồi. Ngã Danh từ: tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt, được kí hiệu bằng dấu ~. Danh từ: chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông toả đi các hướng khác nhau Vd: ở ngã tư có đèn đỏ Vd: ngã ba sông Vd: đứng giữa ngã ba đường Ngả Danh từ chỉ phương hướng: đường đi theo một hướng nào đó, phân biệt với những đường đi theo hướng khác Vd: mỗi người đi một ngả Vd: âm dương đôi ngả Đồng nghĩa: lối, nẻo Theo nghĩa danh từ của từ "Ngả", nó chỉ chỉ hướng Một con đường duy nhất. Còn từ "Ngã" nó chỉ ở những con đường có điểm giao nhau, từ đó rẽ ra nhiều hướng khác nhau. => Ngã ba đường: Có lẽ đúng & Ngả ba đường: Có lẽ sai Mình bổ sung thêm tí nhân tiện nói cụm từ này. Tuy là Ngã ba đường đúng nhưng ta có: Ngả đường: Có lẽ đúng & Ngã đường: Có lẽ sai
Bê em qua đây thảo luận cho đúng chỗ. Chị vừa giải thích nghĩa Danh từ của từ "Ngã" và "Ngả" ở #154. Quay lại câu em nói, "Đường hai ngả, người thương thành lạ". Từ "Ngả" trong câu này là đúng rồi. Từ "ngả" ở đây là chỉ một danh từ chỉ phương hướng, "đường hai ngả" là chỉ hai định hướng khác nhau, hai người yêu nhau nhưng không đi chung một con đường, hoặc không cùng một quan điểm sống,... Còn từ "Ngã" là chỉ con đường mà tại đó, có điểm giao nhau, từ đó, rẽ ra các nhánh đường khác nhau. Có thể nói nom na cho 2 từ này là: Ngã ba đường có ba ngả đường. Cho nên, cụm "ngã ba đường" là đúng, nhưng "ngã đường" là sai. Chị giải thích vầy em phân biệt được không Siul ?